{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

耶鲁中美论坛聚焦两国企业合作 美企高管及学者驳斥“强制技术转让”一说

Diễn đàn Trung-Mỹ của Trường Đại học Yale tập trung vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước – Nhà quản lý cấp cao doanh nghiệp và học giả của Mỹ bác lại cái gọi là "cưỡng ép chuyển giao công nghệ"

Ngày đăng:2018-05-02 18:30:17   
 

Ngày 28/4, Diễn đàn Trung-Mỹ của Trường Đại học Yale đã diễn ra tại Trường Đại học Yale ở Niu Ha-ven (New Haven), bang Côn-néc-ti-cút (Connecticut), Mỹ. Sự phát triển và hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Trung-Mỹ là tiêu điểm tại diễn đàn cùng ngày, nhiều khách mời tham gia diễn đàn trong đó có nhà quản lý cấp cao doanh nghiệp và học giả các trường đại học của Mỹ đều bác lại cái gọi là "cưỡng ép chuyển giao công nghệ" trong báo cáo điều tra theo Điều khoản 301 do Chính phủ Mỹ công bố trước đó.  

Ông Xtê-vê Cháp-man (Steve Chapman) là Phó Chủ tịch Tập đoàn Cummings của Mỹ, nhà sản xuất động cơ hàng đầu trên thế giới, ông chủ quản nghiệp vụ của Tập đoàn Cumimings tại Trung Quốc và Nga. Ông chuyên trách nghiệp vụ tại Trung Quốc vài chục năm, thúc đẩy Tập đoàn Cummings triển khai hợp tác liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc, đã xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu phát triển và công nghệ tại Trung Quốc. 

Ông cho biết, trong quá trình vài chục năm hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, việc Cummings chuyển giao công nghệ không phải diễn ra trong tình hình bị cưỡng ép, mà là đáp ứng nhu cầu vì cạnh tranh trên thị trường. Ông nói:  

"Trong ngành động cơ, chuyển giao công nghệ là một phần nội dung để nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân. Chúng tôi muốn sản xuất tại Trung Quốc, sản xuất sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn, thì nhất định phải mang công nghệ đến Trung Quốc". 

Nghiên cứu viên của Trường Đại học Yale Xtê-phên Rô-ách (Stephen Roach) có mặt tại diễn đàn cùng ngày từng là Chủ tịch và chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Morgan Stanley khu vực châu Á. Ông cho biết, cái gọi là doanh nghiệp Mỹ bị cưỡng ép chuyển giao công nghệ trong quá trình hợp tác với Trung Quốc mà Chính phủ Mỹ công bố là bóp méo sự thật. Ông nói:  

"Tôi cho rằng, cái gọi là tồn tại tình hình cưỡng ép chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp liên doanh Trung-Mỹ là bóp méo sự thật. Hồi làm ở Công ty Morgan Stanley, tôi từng tham gia kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh Trung-Mỹ, chẳng có ai cưỡng ép tôi chuyển giao công nghệ. Đây là nhu cầu về kết cấu mà chúng tôi xây dựng doanh nghiệp tại Trung Quốc. Khi bạn hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, tất nhiên nên chia sẻ phương thức hoạt động thương mại. Nếu sự chia sẻ này liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ, hệ thống, thì đây là chi phí mà doanh nghiệp Mỹ cần phải trả". 

Ngoài vấn đề "cưỡng ép chuyển giao công nghệ" ra, các vị khách mời tham gia diễn đàn cũng tiến hành thảo luận xoay quanh kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025". Đề cương phát triển ngành chế tạo do Chính phủ Trung Quốc ban bố năm 2015 này, mới đây thường xuyên xuất hiện và bị chỉ trích trong nhiều văn bản của Chính phủ Mỹ, chẳng hạn, nói đề cương này là Chính phủ bảo hộ quá mức công nghiệp nước mình, không công bằng với doanh nghiệp nước ngoài, v.v. Tại diễn đàn, nhiều khách mời cho biết, về kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025", Chính phủ và các ngành liên quan của Mỹ nên nhìn nhận một cách hợp lý và khách quan, không nên chính trị hóa quá mức. 

Ông Xtê-phên, Rô-ách cho rằng, trên thực tế, kế hoạch "Trung Quốc chế tạo 2025" đã tạo nhiều cơ hội cho hợp tác Mỹ-Trung. Ông nói:  

"Trung Quốc đang nhắm vào những công nghệ hết sức quan trọng đối với Mỹ và nhiều nước trong thời gian tới, chẳng hạn trí thông minh nhân tạo, lái xe tự động, vật liệu mới, v.v. Tất nhiên Trung Quốc cũng hết sức coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng mà Mỹ hiện rất lạc hầu về mặt này, chẳng hạn, Trung Quốc thu được tiến bộ rất nhanh về mặt phát triển đường sắt cao tốc, trong khi đó, đây chính là điều mà Mỹ cần phải học tập".