{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Thư viện Đông Quản mà lao động nông dân không muốn tạm biệt là như thế nào?

Ngày đăng:2020-07-16 17:22:00   

 

 

  Mới đây, một tấm ảnh về lưu bút của một lao động nông dân gửi Thư viện Đông Quản trở nên nóng hổi với nội dung: "Tôi đã đến Đông Quản năm, nhớ lại cuộc sống trong những năm tháng qua, điều tốt đẹp nhất là thời gian đọc sách ở thư viện. Mong Thư viện Đông Quản ngày càng thịnh vượng, kiến thức mang lại lợi ích cho Đông Quản, mang lại lợi ích cho lao động nông dân."

 

  Người để lại lưu bút là ông Ngô Quế Xuân đã làm việc năm ở Đông Quản. Chịu tác động của dịch COVID-19, nhà máy giầy da mà ông làm việc đã ngừng hoạt động, ông bất đắc dĩ đang định về quê. Trước khi rời Đông Quản, ông đã viết lời lưu luyến đối với Thư viện Đông Quản, chuyên trang Weibo của Thư viện Đông Quản đã đăng ảnh lưu bút này, và viết lời: "Cảm ơn bạn! Chúng tôi luôn ở đây, chờ bạn thăm lại!"

 

  Ban ngành nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội Đông Quản sau khi được biết lưu bút của ông Ngô Quế Xuân, trong thời gian sớm nhất đã nhờ Trung tâm dịch vụ tìm việc làm theo dõi việc này, nhiều doanh nghiệp hảo tâm cũng tích cực liên hệ, ban ngành nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội Đông Quản và phóng viên đều bày tỏ sẵn sàng cung cấp cương vị việc làm cho ông Ngô Quế Xuân.

 

  Mới đây, ông Ngô Quế Xuân đã thông qua thi tuyển phỏng vấn của một công ty quản lý khu chung cư, sẽ làm việc chăm sóc cây xanh ở một khu chung cư, như vây, ông có thể ở lại và thường xuyên đi Thư viện Đông Quản đọc sách.

 

  Nhân viên Thư viện Đông Quản Vương Diễm Quân nhớ lại cho biết

 

  "Hôm ấy ông đến trả lại thẻ thư viện, thông thường để lại ở đó là xong, nhưng ông đã nhìn thẻ trong thời gian rất lâu. Tôi hỏi ông có cần trợ giúp gì không? Ông nói thực sự không muốn trả lại thẻ. Tôi bảo ông nếu vậy có thể giữ và không cần trả lại. Ông cho biết không thể giữ nữa, ông phải về quê rồi, không biết có trở lại nữa hay không."

 

  Cô Vương Diễm Quân cho biết, thực ra, hàng ngày có rất nhiều người viết lưu bút, nhưng câu nói của ông Ngô Quế Xuân đã khiến cô xúc đông: "Sau khi về quê, không biết lúc nào có thể quay trở lại."

 

  Những người đến đây đều là người thích đọc sách như cô Vương Diễm Quân. Đối với cô Quân mà nói, thư viện là nơi có cảm giác được thuộc về, ở đây, con người sẽ cảm thấy yên lòng. "Bản thân tôi luôn có cảm giác được thuộc về, tôi rất thích những thứ liên quan đến sách, tôi cũng học chuyên ngành liên quan, cảm thấy thư viện rất thích hợp với mình."

 

  Vì có thêm một mối tình, khi làm việc sẽ càng kiên nhẫn, cô Quân và các bạn đồng nghiệp cũng nhiệt tình chào đón đọc giả.

 

  "Nghề thứ nhất của tôi là làm thuê, thứ hai là đọc sách."

 

  Ông Ngô Quế Xuân đến Đông Quản vào năm 2003, công việc chính là làm việc trong nhà máy, sau khi hết giờ làm, ông hay đi mua sách bên đường phố. "Ông thích đọc sách như vậy, sao không đi Thư viện Đông Quản, ở đó đọc sách không mất tiền, sách cũng nhiều." Một ngày của năm 2008, có bạn đồng nghiệp nói như vậy với ông Xuân.

 

  Ông Xuân lần đầu tiên vào thư viện, cảm thấy gió điều hòa mát mẻ, sách rất nhiều. "Nhìn thấy những cuốn sách đó, tôi cảm thấy đó là nơi tôi nên đến." Ông Xuân cho biết, "Người khác nói gì tôi kệ, tôi biết những cuốn sách đó có lợi cho mình."

 

  Theo nhận xét của nhiều đọc giả, Thư viện Đông Quản là một nơi tốt để đọc sách. Bà La, độc giả cho biết, thực ra, hiện nay đọc sách điện tử cũng rất tiện, thư viện cũng cung cấp dịch vụ này, nhưng bà vẫn thích dẫn con trai đến đây, nơi đây có mùi sách mà họ thích.

 

  Bà La cho biết, các độc giả đến đây, bất kể là người lớn hay là trẻ em, đều thích đọc sách

 

  "Khi nhìn thấy nhiều sách như vậy, độc giả sẽ phấn khởi ngay, rồi sẽ tìm đọc những sách mình thích. Cảm nhận của các đứa trẻ nổi bật nhất, họ mau chạy vào thư viện, khi tìm được sách mà mình thích lại vui vẻ quay về."

 

  Năm 2002, sau khi tốt nghiệp ông Dương Hiểu Vĩ đã vào làm việc ở Thư viện Đông Quản, ông đã chứng kiến cả quá trình xây dựng thự viện mới, hiện nay, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ độc giả. Ông Vĩ cảm thấy, nếu nói điều đặc biệt của Thư viện Đông Quản, đó chính là nó tiếp thu ý kiến và đề nghị của các độc giả. "Độc giả quan tâm gì, độc giả thích gì, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu"

 

  Số liệu cho thấy, cuối năm 2019, số người từ ngoại tỉnh đến Đông Quản đạt 9, triệu người, chiếm hơn 70% tổng số dân của thành phố này. Có nghĩa là, ở Đông Quản, cứ người sẽ có người đến từ ngoại tỉnh. Năm 2005, Thư viện Đông Quản mới cải tạo và đưa ra dịch vụ mở cửa 24/ giờ, trở thành thư viện tự túc đích thực đầu tiên trong cả nước.

 

  Ông Dương Hiểu Vĩ cho biết

 

  "Đông Quản có rất nhiều cộng đồng người làm thuê đến từ ngoại tỉnh, họ có trình độ văn hóa khác nhau và có nhu cầu riêng của mình. Thực ra, rất nhiều người cần có không gian như thư viện để học tập, nâng cao trình độ của mình, chúng tôi cung cấp không gian này chính là để họ có một nơi học tập."

 

  Bà Mạc Khởi Nghi, Giám đốc Trung tâm phục vụ độc giả Thư viện Đông Quản cho biết, Thư viện Đông Quản còn tổng hợp tài nguyên, xây dựng mặt bằng có mục đích, để các độc giả nhất là nhân viên làm thuê đến từ ngoại tỉnh có thể tìm được tài nguyên và dịch vụ thích hợp ở thư viện. "Chúng tôi mời các giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh, tiếng Nhật Bản cơ sở, còn có môn hội thoại ngày thường của tiếng Quảng Đông, đều rất được hoan nghênh."

 

  Ông Dương Hiểu Vĩ cho biết, kết hợp các đặc điểm như nhân viên từ ngoại tỉnh đến Đông Quản với số đông, tỷ lệ lớn, giờ làm và tan tầm không thống nhất, Thư viện Đông Quản không chỉ mở cửa 24/ giờ, còn chủ động miễn phí đưa sách vào nhà máy. "Có một số doanh nghiệp quản lý nhà máy tương đối nghiêm ngặt, các nhân viên không tiện đến thư viện, xe vận chuyển của chúng tôi sẽ vào nhà máy đặt điểm cung cấp dịch vụ."

 

  Tính đến cuối năm 2019, trong phạm vi cả thành phố, Thư viện Đông Quản đã xây dựng tổng thư viện, phân viện, điểm dịch vụ đặt ở các thôn và cộng đồng chung cư, điểm dịch vụ xe vận chuyển sách, xây dựng mạng lưới thư viện tổng hợp che phủ cả thành phố, mang lại lợi ích cho toàn dân, thực hiện dịch vụ nhất thể hóa "Đăng ký thẻ ở một nơi, có thể mượn sách ở nhiều nơi, mượn sách ở một nơi, có thể trả sách ở nhiều nơi."

 

  giờ phút buổi chiều, thư viện vang lên tiếng phát thanh thông báo đóng cửa, ông Dương Hiểu Vĩ cho biết, có một số độc giả phản hồi nói, hiện nay giờ mở cửa của thư viện ngắn quá, đề nghị thư viện kéo dài thời gian mở cửa.

 

  Được biết ý kiến của các độc giả, các nhân viên thư viện rất tự hào và phấn khởi. "Sau khi kết thúc dịch bệnh, chúng tôi sẽ khôi phục lại mở cửa 24/ giờ, cung cấp dịch vụ toàn diện vào bất cứ lúc nào."

 

  Sau khi lưu bút của ông Ngô Quế Xuân được đưa lên mạng, lời viết chân thành của lưu bút đã khiến vô số cư dân mạng xúc động, mọi người đồng loạt gửi lời bình luận

 

  "Bạn khó mà biết được một thư viện thực có thể mang lại niềm vui bất ngờ và ấm lòng cho một thành phố." "Lưu bút của ông Xuân đối với chúng tôi mà nói rất ấm lòng và có động lực, Thư viện Đông Quản chờ đợi ngày gặp lại ông."

 

 

  Được biết mình có thể đi làm việc chăm sóc cây xanh ở khu chung cư, ông Ngô Quế Xuân cho biết: "Thành phố Đông Quản cho tôi được ở lại, chỉ có đọc những sách tốt mới có thể bày tỏ cảm ơn." Ông còn mong mọi người đều thích đọc sách, làm người tốt vì nước vì dân, "Những người thực sự đọc sách nhiều sẽ không làm việc xấu. "

 

  Lao động nông dân với thư viện hình như không hài hòa lắm, có lẽ, đó chính là lưu bút của ông Xuân khiến nhiều người xúc động. Từ ông Xuân, chúng tôi nhận thấy một cộng đồng, cảm nhận được sức mạnh tích cực vươn lên, cũng phát hiện hình ảnh tốt nhất của thư viện. Thư viện không chỉ là nơi cất giữ sách của thành phố, càng là khuôn viên gửi gắm niềm tin của mọi người.