{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Kinh tế ban đêm văn hóa du lịch có đẹp hay không?

Ngày đăng:2020-08-27 17:51:21   

 

Trong bối cảnh phòng chống dịch COVID- bình thường hóa, các nơi Trung Quốc xây dựng thương hiệu du lịch giải trí ban đêm thông qua các phương thức như vun đắp nhóm người tiêu dùng văn hóa du lịch, phát triển tài nguyên văn hóa du lịch đặc sắc v.v, kích thích "tiềm năng tiêu thụ dưới màn đêm", khiến kinh tế ban đêm trở thành "động cơ nóng hổi" thúc đẩy tiêu dùng.

 

Kể từ năm nay, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã đưa ra thương hiệu kinh tế ban đêm mang tên "Tám rưỡi Tô Châu", thành phố Thượng Hải khởi động "Liên hoan cuộc sống ban đêm Thượng Hải", thành phố Trùng Khánh dựa vào điều kiện địa phương, dốc sức thúc đẩy xây dựng chợ đêm của các khu phố, việc xây dựng kinh tế ban đêm văn hóa du lịch đang trở thành nhãn hiệu quan trọng về "thực lực mềm" của các thành phố.

 

Ở tỉnh Hà Nam, từ "chợ đêm Đông Kinh" trong Công viên Thanh Minh Thượng Hà, thành phố Khai Phong, đến "Mùa nghệ thuật: Cất tiếng ca bên hồ Như Ý", rồi đến " giờ đêm cố đô" của thành phố Lạc Dương, nhiều "điểm nổi tiếng trên mạng" của kinh tế ban đêm đang thu hút mọi người đến thể nghiệm.. "Thành phố Trịnh Châu ngày càng có không khí văn hóa, ngày càng mốt". Ông Trương Hồng ở CBD, quận mới Trịnh Đông, thành phố Trịnh Châu thường xuyên dẫn con đi dạo "chợ đêm" ở Trung tâm Nghệ thuật tỉnh Hà Nam. Việc chú trọng tương tác thể nghiệm, tập trung nhiều ngành nghề là điểm sáng của thương hiệu chợ đêm ở đường Tuyền Thành, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Đầu tháng 6, chợ đêm Tế Nam mở cửa hoạt động thử, Sở Văn hóa và Du lịch thành phố Tế Nam đã bố trí điểm ở đường Tuyền Thành, mời hơn nghệ nhân đường phố biểu diễn, đoàn kịch Liễu Tử đã mang kịch Liễu Tử đến biểu diễn trên đường phố, các nghệ sĩ cùng du khách du ngoạn, mua sắm và giải trí. Các ngành nghề mới, ý tưởng mới này không những làm phong phú thêm thể nghiệm du lịch ban đêm của du khách, mà còn tăng thêm hương vị văn hóa nồng thắm của "Tuyền Thành ban đêm".

 

Trung tâm Đại Đường Tây, thành phố Tây An là khởi điểm khảo cổ của Con đường Tơ lụa, thương gia các nước từng tụ tập ở đây, trao đổi thương mại và văn hóa. Hiện nay, cảnh thịnh vượng tái hiện, khi màn đêm buông xuống, các "thương gia" trong bộ Đường phục xuất hiện trên chợ "Ẩn Thị", đường Phong Tình, Con đường Tơ Lụa, Trung tâm Đại Đường Tây, tăng thêm màu sắc văn hóa truyền thống đậm đà cho "kinh tế ban đêm" Tây An. Nhân viên Tập đoàn Đại Đường Tây cho biết, trong khi tái hiện cảnh thịnh vượng đời Đường thông qua các chương trình như phóng tên vào bình, bắn tên, chợ thời cổ, v.v, cũng muốn đưa những ký ức thời cổ "sống lại".

Quận Vũ Hậu ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hiện có điểm tổng hợp mua sắm cỡ lớn, trung tâm thương mại như Tấn Dương, Song Nam, đường Bắc Khoa Hoa v.v, và đường phố tiêu dùng đặc sắc như phố quán bar cầu Cửu Nhãn v.v, đã trở thành nơi quan trọng tiêu dùng ban đêm. Xoay quanh tài nguyên tiêu dùng ban đêm phong phú, Chính quyền quận Vũ Hậu đã đưa ra " biện pháp phát triển kinh tế ban đêm", dốc sức phát triển kinh tế ban đêm từ mặt gồm xây dựng khu vực tiêu dùng ban đêm chất lượng cao, mở cửa thích hợp kinh doanh chợ đêm, khuyến khích hòa nhập ngành tiêu dùng ban đêm, v.v.

 

Cuối tháng 5, Văn phòng Chính quyền tỉnh Thiểm Tây ra thông tư về những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng thị trường, đề xuất mỗi năm xây dựng khu vực tập trung kinh tế ban đêm trong cả tỉnh tổng hợp thương mại, văn hóa, du lịch, giải trí, quy hoạch hợp lý, môi trường ưu việt, quản lý thông minh, thúc đẩy tiêu dùng rõ rệt, mỗi năm trọng điểm hỗ trợ dự án thí điểm kinh tế ban đêm trong cả tỉnh với bán lẻ, ăn, ở làm chính, tổng hợp thư giãn và giải trí. Sau đó, Sở Thương mại tỉnh Thiểm Tây đề xuất tận dụng từ đến năm, dựa vào các phố thương mại, khu du lịch và doanh nghiệp trọng điểm, xây dựng hàng loạt thành phố kiểu mẫu, khu vực tụ tập kiểu mẫu và dự án kiểu mẫu kinh tế ban đêm trong cả tỉnh tổng hợp các ngành nghề, đặc sắc khu vực rõ nét, có chức năng bức xạ và thúc đẩy.

 

Thành phố Tế Nam xác định lấy cảnh "một hồ một vòng công viên" làm khu vực trọng điểm, xây dựng khu vực tập trung du lịch ban đêm đặc sắc nước suối và hoạt động thương hiệu văn hóa hàng loạt. Điều đáng chú ý là, để tìm tòi mô hình quản lý cũng như cơ chế dịch vụ lâu dài và hiệu quả về biểu diễn văn nghệ trên đường phố, mở rộng hình thức kèm theo của văn hóa, thành phố Tế Nam dự định quy phạm các hoạt động văn nghệ trên đường phố từ biểu diễn văn nghệ trên đường phố, nêu ra phải "xác định điểm biểu diễn, tuyển mộ nghệ nhân đường phố, tăng cường đào tạo và hướng dẫn, bố trí hợp lý thời gian biểu diễn", đối với các nghệ nhân có trình độ nghệ thuật cao, hiệu quả biểu diễn tại hiện trường khá, mời họ đến biểu diễn ở các điểm chỉ định, đào tạo các nghệ nhân đường phố tuyển được từ các mặt kỹ năng biểu diễn, chính sách liên quan, tự quản lý khi biểu diễn.

Trong Công viên Thanh Minh Thượng Hà ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, trước gian hàng kẹo đường thổi của "Mã Đại Thổi" luôn tập trung nhiều khách hàng. Tên thật của "Mã Đại Thổi" là Mã Khiêm Đường, năm 1998, Công viên Thanh Minh Thượng Hà vừa phát triển, ông là nghệ nhân đợt đầu đi vào công viên, ông cho biết, "tour du lịch xuyên tỉnh vừa mới mở cửa, số du khách ngoại tỉnh ngày một tăng, làm ăn cũng khá hơn nhiều so với thời gian trước". Để kích thích sức sống của thị trường, bảo đảm lợi ích của các hộ kinh doanh, "chợ đêm Đông Kinh", thành phố Khai Phong thực thi các biện pháp ưu tiên như miễn tiền thuê gian hàng, miễn thuế, miễn phí vào công viên v.v, thu hút hàng nghìn hộ kinh doanh đăng ký. Thành phố Lạc Dương đưa ra "Phương án xây dựng thương hiệu tiêu dùng văn hóa du lịch ‘ giờ đêm cố đô’", thông qua đổi mới các sản phẩm du lịch ban đêm, phong phú các ngành tiêu dùng như du lịch ban đêm, mua sắm ban đêm, ăn đêm, giải trí ban đêm v.v, làm phồn thịnh thị trường văn hóa du lịch ban đêm, kích hoạt tiêu dùng văn hóa du lịch, để " giờ đêm cố đô" trở thành điểm sáng mới của Lạc Dương về thành phố hấp dẫn văn hóa du lịch quốc tế.

 

Dưới dự thúc đẩy của hàng loạt biện pháp, kinh tế ban đêm ở các nơi Trung Quốc đã thể hiện sức sống sôi động, nhưng cũng tồn tại các vấn đề như thiếu quy hoạch và trù tính chung, sức ép của chủ thể kinh doanh gia tăng, sản phẩm kinh doanh tương đồng nghiêm trọng, v.v.

 

Ông Khương Kế Đỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Hà Nam cho biết: "Từ tháng đến tháng là mùa vàng của tiêu dùng văn hóa du lịch, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã mở cửa tour du lịch xuyên tỉnh, nhân dịp này, khu du lịch tỉnh Hà Nam thực thi biện pháp miễn phí cho các học sinh trung học và tiểu học trong cả nước, các khu du lịch cũng đưa ra một loạt hoạt động và tuyến du lịch chất lượng cao". Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang tích cực đổi mới nhiều dịch vụ văn hóa du lịch gồm tiêu dùng ban đêm văn hóa du lịch, thúc đẩy hiệu quả "kinh tế nghỉ Hè" với tiêu dùng của cộng đồng học sinh làm chính, thúc đẩy các ngành nghề như văn hóa du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí, v.v, nhanh chóng phục hồi.

 

Ông Triệu Khoan, Giám đốc Tiếp thị Trung tâm Võ Hiệp Đại Tống, núi Vạn Tuế, thành phố Khai Phong cho biết, hiện nay, số du khách ban đêm trong khu du lịch này đang từng bước tăng dần, chiếm 40% tổng số du khách đến thăm. Khu du lịch đang làm càng nhiều việc để thúc đẩy kinh tế ban đêm, truyền bá và kế thừa văn hóa, biểu diễn thực cảnh và mức độ tham dự của du khách.

 

Ông Uông Chấn Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ngành văn hóa Đại học Trịnh Châu cho biết, hiện nay, nguyên nhân một số địa phương kinh tế ban đêm kém phát triển, có liên quan nhất định với tư tưởng và quan niệm của người quản lý thành phố. Phát triển kinh tế ban đêm trước hết phải có tư tưởng "lấy dân làm gốc", phải suy nghĩ cho các hộ kinh doanh cá thể, cung cấp dịch vụ và môi trường kinh doanh tốt đẹp cho họ. Nâng cao chất lượng kinh tế ban đêm còn phải làm việc từ nâng cấp nội hàm văn hóa, phải dốc sức xây dựng biểu tượng văn hóa của kinh tế ban đêm. Khu phố đặc sắc là biểu tượng của thành phố, cũng là trọng điểm của kinh tế ban đêm văn hóa du lịch, ví dụ phố dân tộc Hồi ở Tây An, Chùa Phu Tử ở Nam Kinh, Ngõ Rộng Ngõ Hẹp ở Thành Đô, Từ Khí Khẩu ở Trùng Khánh, v.v,. Coi "một thành phố một con đường", "một địa phương một con phố" là trọng điểm trong vun đắp và phát triển kinh tế ban đêm văn hóa du lịch của các địa phương, có lợi cho hội tụ ngành nghề văn hóa du lịch, có lợi cho xây dựng thương hiệu văn hóa thành phố và địa phương.

 

Ông Lưu Đức Quân, Giám đốc Sở Quy hoạch chiến lược Viện Nghiên cứu kinh tế vĩ mô tỉnh Sơn Đông cho biết, lấy chợ đêm của địa phương Tế Nam làm ví dụ, dưới sáng kiến phát triển kinh tế ban đêm của nhà nước và sự hướng dẫn và quy phạm của Chính quyền địa phương, trình độ phong phú của ngành nghề, chất lượng của sản phẩm cũng như trình độ quản lý và dịch vụ đều đã lên một tầm cao mới so với trước đây. Nhưng muốn phát triển lên mức độ cao hơn, việc quy hoạch trù tính chung, vun đắp chính xác và biện pháp đồng bộ đều hết sức quan trọng, vừa phải làm rõ khu vực nào, thời điểm nào thích hợp phát triển kinh tế ban đêm, vừa phải trù tính chung hình thành hợp lực gồm các ban ngành như giao thông, xây dựng thành phố, giám sát v.v. Ngoài ra, các hộ kinh doanh cũng phải không ngừng đổi mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các du khách khác nhau. Đồng thời, phải tăng cường quảng bá hướng dẫn, hướng dẫn người dân đi ra khỏi nhà, phong phú thêm cuộc sống văn hóa. Ông Lưu Đức Quân cho biết: "Hình thức của kinh tế ban đêm không chỉ là chợ đêm, biểu diễn văn nghệ, thể nghiệm tập thể dục, giải trí du lịch cũng là một phần quan trọng trong kinh tế ban đêm, điều này cần mọi người vượt qua nhận thức trước đây nói về kinh tế ban đêm chỉ có dạo phố, mua sắm, từ đó thay đổi quan điểm tiêu dùng, thực hiện phát triển chất lượng cao".