{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Cuộc sống 10 năm tại Bắc Kinh của cô gái Việt Nam Phạm Thị Kim Dung

Ngày đăng:2020-12-16 18:03:17   

 

  Là một đô thị lớn hiện đại đa nguyên và bao trùm, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã thu hút nhiều người nước ngoài đến đây làm việc, học tập hoặc sinh sống. Chị Phạm Thị Kim Dung đến từ Bến Tre, Việt Nam là một trong số đó, chị kinh doanh một cửa hàng bán buôn trầm hương, da cá sấu, đồ gỗ tại Bắc Kinh. Trong năm sinh sống tại Trung Quốc, chị Dung yêu thích đàn cổ cũng yêu luôn một chàng trai Trung Quốc, vừa phát triển sự nghiệp vừa xây dựng tổ ấm của mình. Sau đây mời các bạn đến thăm cửa hàng của chị Dung ở đường vành đai bốn phía Đông Bắc Kinh, làm quen với cô gái Việt Nam lập nghiệp và sinh sống tại Bắc Kinh này.

 

  Bước vào cửa hàng đặc sản Việt Nam với tiếng đàn du dương, phong cách cổ kính, đã mang lại cảm giác xa rời sự huyên náo ồn ã của cuộc sống đô thị, thư giãn nhẹ nhõm. Trên tường treo những tác phẩm thư pháp Trung Quốc, quầy gỗ lim bày bán các loại sản phẩm trầm hương, da cá sấu Việt Nam, trên bàn bày một bộ ấm chén pha trà và một chiếc đàn cổ. Gảy đàn cổ, việc mang phong cách cổ kính tao nhã này được chị Phạm Thị Kim Dung, cô gái Việt Nam thể hiện rất tự nhiên và truyền cảm. Chị Dung cho biết, chị học đàn cổ đã lâu năm, chị yêu thích đàn cổ từ lúc kinh doanh đồ cổ và trầm hương. Chị nói

  "Tại vì tôi buôn bán trầm hương của Việt Nam, tôi thấy sao tất cả các đối tác Trung Quốc hay có cây đàn cổ, lúc đầu còn tưởng các bạn chỉ chơi thôi, sau đó tôi hỏi thăm tới một người bạn,   mới biết phong tục các vua chúa Trung Quốc cổ xưa mà lưu truyền đến ngày nay có văn hoá ‘đánh đàn, ngửi trầm, uống trà và nghe nhạc’, tiếng đàn chính là đàn cổ, rất êm dịu, êm tai, có thể thoải mái tinh thần, rất phù hợp với công việc làm việc tôi luôn, nên tôi yêu mến đàn cổ đến bây giờ luôn".

  Hiện nay, vừa kinh doanh vừa chơi đàn cổ đã trở thành cuộc sống ngày thường của chị tại Bắc Kinh. Đối với chị Dung khi còn ở Việt Nam cách đây năm mà nói, chị hoàn toàn không ngờ sẽ được sống cuộc sống như hiện nay. năm trước, chồng chị sang Việt Nam buôn bán đồ gỗ, mời chị Phạm Thị Kim Dung làm phiên dịch. Hai người trước đây chưa hề quen biết đã yêu nhau và thành lập gia đình, chị cũng theo chồng đến Trung Quốc. Hiện nay chị Dung kinh doanh các sản phẩm trầm hương tại Bắc Kinh, chồng chị kinh doanh đồ gỗ ở quê hương thành phố Châu Khẩu, tỉnh Hà Nam, thường xuyên đi lại hai nơi. Chị Dung cho biết, môi trường lập nghiệp của Trung Quốc rất tốt, trong thời kỳ dịch Covid-19, tuy cửa hàng cũng bắt buộc phải nghỉ việc hơn tháng, nhưng vì có nguồn khách quen và chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, việc kinh doanh của chị không bị tác động nhiều. Chị nói

 

  "Tại Thủ đô Bắc Kinh, người dân qua lại rất tất nập, Những năm trước làm ăn rất tốt, khách hàng đông lắm, có lúc 4- giờ chiều còn chưa ăn được cơm, đến thứ hoặc Chủ Nhật, khách hàng phải xếp hàng trước cửa. Năm nay chịu ảnh hưởng Covid-19, tôi buộc phải đóng cửa tháng, nhưng Trung tâm thương mại đã giảm tháng tiền thuê cho tôi. Hơn nữa, nhờ có nhiều khách hàng lâu dài, nên tôi vẫn tạm được, tôi chuyển đi đâu, thì khách hàng vẫn ủng hộ tới đó".

  Ngoài sự nghiệp ổn định ra, chị Dung còn có một gia đình rất hạnh phúc, chồng chị Dung buôn bán đồ gỗ ở quê, thành phố Châu Khẩu, tỉnh Hà Nam cũng rất khấm khá, họ có một cô con gái tuổi. Vì gia đình và sự nghiệp, chị Dung thường xuyên đáp tàu cao tốc đi lại giữa hai thành phố Bắc Kinh và Châu Khẩu. Đề cập sự phát triển những năm qua của quê chồng, chị nói

 

  " năm trước, tôi thấy thành phố Châu Khẩu không được phát triển lắm, nhưng hiện nay đi tới đâu cũng là nhà cao cửa rộng, không xa gì so với Bắc Kinh. Năm nay, nhà nước đã mở khu du lịch sinh thái rộng mấy chục ngàn mét vuông chính ở phía sau nhà tôi tại thành phố Châu Khẩu, tôi có thể đi tàu cao tốc từ Bắc Kinh về tới đó luôn. Đâu đâu cũng là nhà cao tầng mới, nên ông xã tôi thấy Hà Nam phát triển rất lớn, nên kinh doanh ngành nội thất ở đấy bán rất chạy, vì người dân mua nhà mới thì chắc chắn sẽ cần mua nhiều nội thất".

 

  "Cuộc sống con thoi" giữa Bắc Kinh và Châu Khẩu khiến cuộc sống của chị Dung bận rộn và phong phú. Tháng năm nay, chị còn thông qua sát hạch được cấp thẻ cư trú vĩnh cửu của Trung Quốc dành cho người nước ngoài. Chị tràn đầy niềm tin đối với cuộc sống tương lai. Chị nói

 

  "Năm nay, được sự ưu ái của nhà nước Trung Quốc, tôi được cấp thẻ lưu trú lâu dài tại Trung Quốc, nên tôi muốn phát triển mạnh hơn, tôi định mở một công ty mậu dịch vào đầu sang năm. Sau này, những gì hay của Trung Quốc thì tôi sẽ giới thiệu sang Việt Nam, và nhập những hàng hay của Việt Nam sang Trung Quốc, để báo đáp sự ưu ái của các bạn hai nước Trung-Việt".