{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中国商人高价购买越南槟郎

Những lần gom mua cau non kỳ lạ của thương lái Trung Quốc

Ngày đăng:2017-09-28 16:03:38   

  Từ đầu năm đến nay, giácau non

  tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) không ngừng tăng cao, đặc biệt thời gian gần đây còn tăng đột biến. Ảnh: Nongnghiep

  Nếu như 2 năm trước, giá cau non chỉ 1.000 đồng/kg thì hiện giá cau đang ở mức hơn 20.000 đồng/kg, cao chưa từng thấy. Ảnh: Dân Việt

  Theo người dân địa phương, giá cau non tăng bất ngờ vì có nhiều thương lái đi lùng mua. Họ chủ yếu mua cau non về sấy, rồi bán sang Trung Quốc. Ảnh: Vietnamnet

  Điều lạ lùng là thương lái Trung Quốc chỉ mua cau non, cau già quả đã có hạt to thì họ không mua. Thậm chí thương lái Trung Quốc còn đặt cọc tiền trước. Ảnh: Dân Việt.

  Hiện tượng người dân gom cau non bán cho thương lái cũng xảy ra tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng thời gian gần đây. Ảnh: Langmoi

  Đây không phải lần đầu tiên thương lái Trung Quốc thu mua cau non tại Việt Nam. Năm 2016, hàng loạt thương lái ồ ạt tìm mua cau non trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để bán sang Trung Quốc. Ảnh: Congly

  Giá cau thu mua tại cơ sở dao động 10.000 - 12.000 đồng/kg. Để có nguồn hàng cung cấp cho thương lái, nhiều người đổ xô đến từng ngôi làng để lùng mua, thậm chí mua cả vườn cau với giá thỏa thuận. Ảnh: Tuoitre.

  Năm 2015, ngày nào thương lái cũng lùng sục vườn cau ở Khánh Hòa và Bình Định để mua cau non. Giá cau tăng gấp 3 lần bình thường nên người dân hào hứng gom cau đi bán. Ảnh: Người lao động

  Cá biệt, có thương lái còn đặt cọc với giá 200.000-300.000 đồng/cây cau/năm. Cau ra buồng nhiều họ lợi, mất mùa thì thương lái chịu. Ảnh: Cand

  Tình trạng mua tận thu cau non xét về trước mắt thì nhà vườn có lợi nhưng về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm. Hơn nữa, không loại trừ chuyện thương lái Trung Quốc sẽ đột ngột dừng mua như nhiều loại nông sản khác. Ảnh: Zing

  Vì vậy, nhiều người dân cũng hết sức cảnh giác, không vội vàng chặt bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cau. Ảnh: Cand